Dane Rudhyar là một Chiêm tinh gia vĩ đại của thế kỉ 20, và các đóng góp của ông trong lĩnh vực Mundane Astrology cũng như phân tích các lá số danh nhân đóng góp rất nhiều vào cách hiểu và tiếp cận với từ khóa cấp 2, cấp 3 của các cung hoàng đạo, địa bàn và hành tinh. Ba cấp từ khóa là một trong những khái niệm nền tảng của Esoteric Astro, một hình thức bao quát và rộng lớn nhất của Chiêm tinh học, mà mọi nhánh khác của Chiêm tinh đều có xuất xứ từ đó. Ngoài ra, ông còn có những đóng góp tiêu biểu trong việc nghiên cứu tuần trăng, nhật thực, nguyệt thực, nguyệt tinh vận (progressed moon). Và một trong những đề tài mà tôi bắt đầu từ gợi ý có được khi đọc bài viết về hành tinh ở trước và sau mặt trăng của ông chính là chủ đề, giấc mơ thời thơ ấu.
Cung vị của Nguyệt tinh vận và các góc chiếu của nó trước tiên chỉ thị nơi ta để tâm, nơi lòng ta hướng về, nơi chốn, hoạt động mà ta muốn dấn thân. Ở những năm tháng đầu đời, khi mầm non đang dần trưởng thành, cứng cáp, rất nhiều công việc mới chỉ được tiến hành ở trạng thái manh nha, cả trong hành động thực tiễn lẫn ý tưởng khởi phát. Đó là cơ sở tạo ra giấc mơ thời thơ ấu và niên thiếu của ta. Khoa học có những thống kê, nghiên cứu và phân tích chỉ ra rằng, động lực để dấn thân và kiên trì theo đuổi ở bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống ngày sau có nguồn gốc bền vững nhất, kiên định nhất, vững chắc nhất khi chúng được xây dựng trên nền móng là giấc mơ thời thơ ấu, tiếp đó, là giấc mơ thời niên thiếu. Chúng là phiên bản thiên chân rực rỡ và chưa trải qua lễ rửa tội của hiện thực nghiệt ngã. Nhưng cũng giống như một cái cây trước khi mọc lên thì hình ảnh của nó đã tiềm tàng trong hạt giống. Và khi hạt giống đã đâm rễ, nảy chồi, vươn mình, nó phải chấp nhận mọi mưa gió, bão giông cho tới nắng hạn, chịu đựng tất cả thử thách từ nghịch cảnh mà không thể thay đổi ước nguyện ban đầu được nữa. Hạt táo sẽ không bao giờ mọc thành cây bưởi.
Geogre Ohsawa, một bậc thầy về Nhân tướng và Thực dưỡng và có nhiều nghiên cứu về thai giáo cũng như nuôi dạy trẻ em từng nói rằng. Mọi sửa đổi chỉ có ý nghĩa lớn trước năm 16 tuổi. Tầm vóc của một con người trong cả quãng đời lâu dài ngày sau đều đã được quyết định xong trong phần quan trọng nhất là 9 tháng 10 ngày đầu tiên trong bụng mẹ, tiếp đó là 7 năm đầu đời, cuối cùng là định hình trong 7 năm tiếp theo. Con số 7 năm là dành cho nữ giới, con số dành cho nam giới là 8 năm. Tầm vóc ở đây quyết định một người sẽ trở nên vĩ đại hay nhỏ nhoi. Và 7 năm cùng 14 năm chính là con số trong chiêm tinh biểu thị mấy sự kiện. Sau 7 năm Nguyệt tinh vận sẽ vuông góc Moon trên lá số gốc lần đầu tiên. Transit Thổ tinh vuông góc Thổ tinh trên lá số gốc. Sau 14 năm Nguyệt tinh vận sẽ xung với Moon trên lá số gốc lần đầu tiên. Transit Thổ tinh xung Thổ tinh trên lá số gốc. Trên cơ thể con người, 7 năm và 14 năm cũng đánh dấu 2 chu kì phát triển. 7 tuổi là giai đoạn thay răng, đứa trẻ bắt đầu một giai đoạn mới cùng với hàm răng trưởng thành, một nhân tố rất được quan tâm phân tích trong nhân tướng học. 14 tuổi là giai đoạn dậy thì, sự trưởng thành về tính dục, sự xác định phần cứng về ngoại hình cho cả đoạn đường dài phía sau đã hoàn thành ở đây. Tướng tá của ta là ngũ trường hay ngũ đoản, dáng chim hay dáng vượn ...v.v... đều quyết định xong từ lúc này rồi.
Bạn hỏi tôi, những chuyện này thì liên quan gì? Nói chung thì nó có thể rất liên quan đấy nếu như bạn tin rằng, mặt trăng là nhà thiết kế cả kế hoạch cuộc đời của ta lẫn thiết kế mô hình năng lượng và thể chất cho thân thể ta. Cho nên, giấc mơ thời thơ ấu và thời niên thiếu là đối tượng song hành cùng tiến trình phát triển, trưởng thành của một tấm thân mà ta sẽ dùng đến suốt cả cuộc đời về sau để biến mọi mộng tưởng, ý định mà ta ấp ủ thành hiện thực. Hai thứ này liệu có mối liên hệ mật thiết gì không? Theo ý kiến riêng của tôi, không có mới là lạ.
Cho tới năm 15 tuổi, tôi chưa từng phải làm việc nhà. Dấu ấn để lại thì thắng mọi lý luận về di truyền, da tôi rất mỏng, dễ tổn thương nếu phải cọ xát mạnh, các nhóm cơ thường sẽ phát triển theo nhu cầu vận dụng của cơ thể đương nhiên là không đủ phát triển để lao động tay chân, ngay cả vắt một cái áo hơi dày và nặng tôi cũng rất khó khăn mới làm được. Bố mẹ tôi là gốc nông dân, khá lực lưỡng khỏe mạnh nhưng người tôi thì mỏng như tờ giấy. Và tuy mọi việc trong nhà tôi đều biết làm do từ 15 tới 27 tuổi tôi phải ôm cả đống việc nhà không ném cho ai được nhưng nhưng tôi luôn làm một cách rất vất vả, và thực tế là lo xong đống cơm nước, quần áo, lau chùi quét tước đó thì tôi chả bao giờ còn thời gian để làm chuyện gì khác nữa, tôi biết rất nhiều người khác cũng làm việc nhà như mình nhưng đều với một tốc độ và chất lượng khác hẳn, và trên tình hình ấy, tôi tự đánh giá là nếu muốn cuộc sống của tôi và tất cả những người khác diễn ra thuận lợi bình thường, tôi vẫn là nên lo kiếm tiền rồi chi tiền thuê người giúp việc. Tất nhiên, tôi biết nhiều người khác rất nhanh nhẹn tháo vát, việc tôi làm 10 ngày chưa xong thì họ làm nửa ngày xong. Nhưng đảo lại, một quyển sách tôi đọc một ngày xong có thể sẽ dày vò họ cả tháng. Tôi đã đọc sách liên tục suốt từ lúc biết chữ cho đến hiện tại, chủ đề đa dạng không trùng lặp. Và trước khi tôi biết chữ thì cả xóm đều biết tôi thích nghe kể chuyện, xem phim, xem kịch và lắm mồm cực kì. Có lẽ bao nhiêu năng lượng tôi hấp thu được mỗi ngày thì phải dành cho não đến 70- 80%.
Giấc mơ nguyên sơ thời niên thiếu và sự dấn thân trải nghiệm chỉ vì tình yêu, hứng thú chính là gốc rễ tạo dựng các kênh dẫn năng lượng cũng như điều kiện thể chất thích hợp để chúng ta thuận lợi tiến hành các hoạt động thực tế nhằm biến mộng tưởng của ta thành hiện thực ngày sau. Rất nhiều mộng tưởng ở giai đoạn này không phải được xây dựng nên là để thành hiện thực ngay lập tức mà là để tạo tiền đề thể chất cho khả năng hành động vì những mộng tưởng chín chắn, thực tế hơn sẽ đến ngày sau. Đó là lý do mà 7 năm đầu đời rất quan trọng. Và đó cũng là chủ đề mà Dane Rudhyar đã giới thiệu phần nào trong bài luận về hành tinh đứng trước và sau mặt trăng.
Nếu tính toán theo Nguyệt tinh vận, vào khoảng 6 tháng tuổi, Nguyệt tinh vận thời điểm đó của tôi vuông góc với Thủy tinh. Thật sự lừa mình dối người nếu muốn nói rằng lúc 6 tháng tuổi tôi có một mộng tưởng gì đó về phát triển trí tuệ - kể cả hiện thực có cho thấy hiện tôi đang làm công việc trí óc chứ không phải tay chân. Và nếu quan sát vận trình của Nguyệt tinh vận đi qua 90 độ đầu tiên, tương đương 3 cung hoàng đạo, bằng thời gian của 7 năm đầu đời thì, tất cả các hành tinh trên lá số kiểu gì cũng kịp tạo ra một góc quan trọng nào đó với mặt trăng một lần trong 7 năm này. Tôi chỉ có thể đưa ra cho bạn một đề xuất là các góc được tạo càng sớm thì càng chỉ thị những vấn đề gần với phần gốc, các góc tạo càng muộn thì càng chỉ thị những vấn đề gần với phần ngọn. Mất ngọn thì còn gốc, nhưng mất gốc thì nhất định là không còn gì. Đó là lý do giấc mộng xông pha của thời thơ ấu, tuy có thể ngốc xít, bồng bột, buồn cười, nhưng nó lại là những gì gần nhất với năng lượng gốc của ta.
Sau 16 tuổi, những thứ được gây dựng ra thực sự chỉ giống như tán lá, nảy chồi đơm lá khi xuân sang hè đến nhưng sẽ vàng úa rụng tá lả lúc thu tới, đông về. Chúng không có cơ hội thứ 2 khi mùa xuân trở lại.
Giấc mộng anh hùng khi còn nhỏ sẽ ẩn trong tư duy và góc nhìn của một người đàn ông trưởng thành nhìn nhận cách mình tương tác với thế giới như một cuộc đấu tranh cho điều hay lẽ phải. Anh hùng có thể sa cơ lỡ vận, có thể sinh bất phùng thời, đó chỉ là tổn thất phần ngọn, nhưng nếu còn muốn làm anh hùng thì không thể đánh mất niềm tin vào chính nghĩa, dũng khí đối mặt vấn đề và trái tim lương thiện muốn giúp đỡ, bảo vệ người nhỏ yếu. Giấc mơ công chúa có thể ẩn vào tư duy, cách sống của một cô gái đã lớn giàu lòng tự trọng và kiêu hãnh. Công chúa có thể sa cơ lỡ vận, có thể không gặp được hoàng tử, đó chỉ là tổn thất phần ngọn, nhưng nếu còn muốn làm công chúa thì không thể đánh mất tự tôn, không thể để mình trở thành đáng thương, buồn cười, mất mát phẩm giá.
Những người để cho giấc mộng thủa thiếu thời thui chột, tàn lụi thay vì chuyển hóa nó, cho nó một bộ dạng mới hợp thời và trưởng thành hơn luôn chới với trong cuộc đời như một con thuyền không bến đợi. Họ chỉ tồn tại chứ không thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình ở bất cứ nơi nào, bất cứ công việc gì, bất cứ trong quan hệ với ai.
Giấc mộng ấy, thường bắt đầu ở chỗ của mặt trời trên lá số gốc của ta. Để thực hiện được nó, hạt mầm đầu tiên có lẽ ôm trong mình một giấc mơ về cây đại thụ, cũng như mặt trời miêu tả cái tôi tiềm năng của ta, nhưng muốn trở thành đại thụ thì hạt mầm ấy phải nảy mầm, phải đâm chồi, phải trưởng thành bất chấp gió táp, mưa sa, nắng hạn, sâu bệnh. Và tiến trình từng bước trưởng thành ấy, những phẩm chất sẽ bổ trợ cho mộng tưởng ban đầu ấy sẽ được khai mở ra dần trong tuần trăng, pha của tuần trăng và Nguyệt tinh vận.
Khi còn nhỏ, tôi có lẽ đã ước mơ trở thành một người kể chuyện có nhiều thính giả, ít ra thì trong thời khoảng mà tôi nhớ được, tôi luôn đang hăng hái kể cho ai đó nghe một câu chuyện gì đó mà tôi thấy thú vị, từ phim, kịch, sách vở, cuộc sống. Bây giờ thì cái cây người kể chuyện đã lớn thành một bộ dạng vô cùng không phù hợp để viết mấy thứ văn nghệ giải trí, hơn nữa còn đang tạm thời nghiên cứu vũ trụ ngữ nữa chứ. Nhưng quan trọng là tôi vẫn đang chạy theo việc làm người kể chuyện đấy nhé, không phải người phiên dịch đâu ạ!
Có lẽ một giấc mơ như vậy nghe thật vớ vẩn và chả cool ngầu tý nào. Nhưng sự thực là, giấc mơ là để làm chúng ta vui vẻ hạnh phúc chứ không phụ trách tăng độ ngầu lòi của chúng ta lên. Nếu có ai đó trở nên rất ngầu sau khi trưởng thành thì điều đó có nghĩa là vì tiềm năng họ vốn rất ngầu chứ chưa chắc là vì họ thực hiện được giấc mơ.
Nhưng mà mọi con đường phấn đấu để thực hiện cho được giấc mơ ấp ủ từ thủa thiếu thời luôn khiến một người trở nên ngầu hơn rất nhiều trong mắt ...chính họ.
Xét cho cùng, anh Sun là một tồn tại rất chi là đậm chất tự luyến.
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018
Năng lượng gốc
Viết cho lớp nâng cao và chuyên đề.
Có 3 loại sức mạnh nội tại, một loại tạo nên sự sắc sảo, khôn ngoan, khuynh hướng tranh thủ mọi cơ hội để phấn đấu, vượt lên người khác, vượt lên chính mình, phương châm của cố là của được. Loại thứ 2 có tinh thần lực mạnh mẽ, sức chịu đựng các dạng sức ép, gánh nặng tâm lý cao ngất trời, họ nhẫn nhịn giỏi hơn người khác, quật cường hơn người khác, khó phát điên hơn người khác, khó suy sụp hơn người khác. Loại thứ 3 có trái tim vô cùng cường đại, và sinh lực tựa như suối nguồn, họ có thể cảm thông với người khác, đau nỗi đau của người khác, buồn nỗi buồn của người khác, họ biết làm niềm vui nhân đôi nỗi buồn sẻ nửa, họ không cảm thấy kiệt quệ tuyệt vọng cho dù những người sống quanh họ đang chìm xuống đáy cùng của tuyệt vọng và tất nhiên, thường vô thức muốn lôi kéo họ theo. Họ có thể thấu hiểu, cứu vớt, giúp đỡ hay cưu mang những người thất cơ lỡ vận, tất nhiên, về mặt tinh thần.
Người không có loại sức mạnh thứ nhất thường bối rối lơ mơ trước những vấn đề rất cụ thể như mặc cả, chào giá, tranh thủ lợi ích, tự tiếp thị bản thân, họ ngại xích mích va chạm, giằng co tranh chấp. Trừ phi thông minh khéo léo bẩm sinh, nếu không họ học hành sẽ rất vất vả, hành vi sẽ tương đối chậm chạp, vụng về. Và ngay cả khi thông minh khéo léo bẩm sinh thì những năng lực này cũng có khuynh hướng dậm chân tại chỗ không mở mang tiến triển thêm được. Tất nhiên khi không thông minh khéo léo bẩm sinh thì sẽ ngu hết thuốc chữa hay vụng thối vụng nát gì đó. Khi gặp khó khăn thì rụt vòi lại chịu đựng thay vì đấu tranh, khắc phục. Dễ có trục trặc về giá trị quan.
Người không có loại sức mạnh thứ 2 thì sẽ có khuynh hướng trốn tránh các vấn đề của bản thân, họ gặp khó khăn khi nhận sai, tự kiểm điểm hay xin lỗi, họ phải vay mượn các giải pháp bên ngoài để khỏa lấp, che đậy, tạm quên các tổn thương bên trong. Họ thường phóng chiếu yêu ghét của mình lên những đối tượng có ưu điểm, khuyết điểm giống họ một cách vô thức. Họ có khuynh hướng tái phạm đi tái phạm lại một sai lầm. Dễ sa sút, suy sụp khi vấp ngã hay thất bại. Thường đổ lỗi, trút giận hoặc lảng tránh vấn đề khi gặp chỉ trích, phê phán. Dễ có trục trặc trong thế giới quan.
Người không có loại sức mạnh thứ 3 thì không có kiên nhẫn, dễ kiệt sức, thường bị rút cạn khi ở cạnh những người tiêu cực hay suy sụp, cho nên họ có khuynh hướng trốn ngay không nói nhiều khi nhìn thấy một mảnh đời bất hạnh, chưa nói tới thứ xa xỉ hơn là từ ái, bao dung với nỗi đau khổ hay nhẹ nhàng hơn là đáp ứng chút mong đợi của người khác. Họ có thể hiểu hoàn cảnh của người khác nếu họ đủ từng trải nhưng rất hiếm khi đồng tình. Họ không đủ sinh lực, nhiệt tâm, nhiệt tình để hành xử theo lối tận tụy, hy sinh, dâng hiến. Họ ghét những màn thăm dò, đoán ý, chiều lòng, cho đến kể khổ, làm nũng, ỷ lại, mè nheo. Thường thì họ cũng hơi ngán trẻ con, trừ lúc chúng nó ngoan và không thấy mình có nhiều cái gọi là bản năng làm mẹ trong truyền thuyết. Nói chung, họ gặp khó khăn khi phải khắc phục, điều chỉnh, sửa chữa thái độ và cách tương tác trong các mối quan hệ quan trọng. Thường sẽ chạy lấy người khi người khác cần sự khích lệ, an ủi, nâng đỡ tinh thần của họ nhất. Dễ có trục trặc trong nhân sinh quan.
Tin tốt là, con người sau khi sinh ra và lớn lên, ít nhất sẽ tích lũy được cho mình 2 loại sức mạnh, một số bẩm sinh đã có cả 3 loại, ví dụ như Đức Phật. Tin xấu là, rất có thể 2 loại sức mạnh đã tích tụ được kia ở một người có một loại hơi bị yếu, ở một số trường hợp, cả 2 loại đều hơi bị yếu. Nhưng thôi thì, méo mó có hơn không.
Tôi gọi 3 dạng sức mạnh nội tại này là 3 năng lượng gốc, tuy nhiên đây là định nghĩa riêng, xin đừng nhầm lẫn cách gọi này với định nghĩa năng lượng gốc của các tông phái thiền năng lượng và khí công.
Năng lượng gốc của một người khi đã có mặt thì có thể bồi dưỡng, tăng cường thêm bằng cách thường xuyên cố gắng sử dụng, không lười nhác bỏ bê. Ngược lại việc từ bỏ nỗ lực phát triển năng lượng gốc của mình và đặt gánh nặng lên người khác sẽ khiến sức mạnh tự thân thui chột. Theo dòng chảy của vận khí, trong đời một người vẫn sẽ có cơ hội để sử dụng cả 3 dạng năng lượng kể trên, tuy nhiên, loại năng lượng vốn không có trong hệ thống năng lượng gốc kia chỉ có thể vận dụng, bồi dưỡng, phát huy được trong thời khoảng vận trình có nó. Đặc điểm của nó là đột ngột xuất hiện như thể một bước ngoặt về nhận thức, sau đó cũng đột ngột biến mất không báo trước tiếng nào.
Loại năng lượng đầu tiên được bồi dưỡng bằng cách sống trong đời sống.
Loại năng lượng thứ 2 được bồi dưỡng nhờ thiền quán.
Loại năng lượng thứ ba được bồi dưỡng nhờ thiền định.
Chỉ có loại năng lượng đầu tiên giúp trả lời câu hỏi làm gì để không chết đói. Hai loại sau chủ yếu phụ trách trả lời câu hỏi làm thế nào để thoát khổ.
Tóm lại, muốn hạnh phúc cũng được, muốn thoát khổ cũng thế. Cứ sống được đã rồi lại tính.
Có 3 loại sức mạnh nội tại, một loại tạo nên sự sắc sảo, khôn ngoan, khuynh hướng tranh thủ mọi cơ hội để phấn đấu, vượt lên người khác, vượt lên chính mình, phương châm của cố là của được. Loại thứ 2 có tinh thần lực mạnh mẽ, sức chịu đựng các dạng sức ép, gánh nặng tâm lý cao ngất trời, họ nhẫn nhịn giỏi hơn người khác, quật cường hơn người khác, khó phát điên hơn người khác, khó suy sụp hơn người khác. Loại thứ 3 có trái tim vô cùng cường đại, và sinh lực tựa như suối nguồn, họ có thể cảm thông với người khác, đau nỗi đau của người khác, buồn nỗi buồn của người khác, họ biết làm niềm vui nhân đôi nỗi buồn sẻ nửa, họ không cảm thấy kiệt quệ tuyệt vọng cho dù những người sống quanh họ đang chìm xuống đáy cùng của tuyệt vọng và tất nhiên, thường vô thức muốn lôi kéo họ theo. Họ có thể thấu hiểu, cứu vớt, giúp đỡ hay cưu mang những người thất cơ lỡ vận, tất nhiên, về mặt tinh thần.
Người không có loại sức mạnh thứ nhất thường bối rối lơ mơ trước những vấn đề rất cụ thể như mặc cả, chào giá, tranh thủ lợi ích, tự tiếp thị bản thân, họ ngại xích mích va chạm, giằng co tranh chấp. Trừ phi thông minh khéo léo bẩm sinh, nếu không họ học hành sẽ rất vất vả, hành vi sẽ tương đối chậm chạp, vụng về. Và ngay cả khi thông minh khéo léo bẩm sinh thì những năng lực này cũng có khuynh hướng dậm chân tại chỗ không mở mang tiến triển thêm được. Tất nhiên khi không thông minh khéo léo bẩm sinh thì sẽ ngu hết thuốc chữa hay vụng thối vụng nát gì đó. Khi gặp khó khăn thì rụt vòi lại chịu đựng thay vì đấu tranh, khắc phục. Dễ có trục trặc về giá trị quan.
Người không có loại sức mạnh thứ 2 thì sẽ có khuynh hướng trốn tránh các vấn đề của bản thân, họ gặp khó khăn khi nhận sai, tự kiểm điểm hay xin lỗi, họ phải vay mượn các giải pháp bên ngoài để khỏa lấp, che đậy, tạm quên các tổn thương bên trong. Họ thường phóng chiếu yêu ghét của mình lên những đối tượng có ưu điểm, khuyết điểm giống họ một cách vô thức. Họ có khuynh hướng tái phạm đi tái phạm lại một sai lầm. Dễ sa sút, suy sụp khi vấp ngã hay thất bại. Thường đổ lỗi, trút giận hoặc lảng tránh vấn đề khi gặp chỉ trích, phê phán. Dễ có trục trặc trong thế giới quan.
Người không có loại sức mạnh thứ 3 thì không có kiên nhẫn, dễ kiệt sức, thường bị rút cạn khi ở cạnh những người tiêu cực hay suy sụp, cho nên họ có khuynh hướng trốn ngay không nói nhiều khi nhìn thấy một mảnh đời bất hạnh, chưa nói tới thứ xa xỉ hơn là từ ái, bao dung với nỗi đau khổ hay nhẹ nhàng hơn là đáp ứng chút mong đợi của người khác. Họ có thể hiểu hoàn cảnh của người khác nếu họ đủ từng trải nhưng rất hiếm khi đồng tình. Họ không đủ sinh lực, nhiệt tâm, nhiệt tình để hành xử theo lối tận tụy, hy sinh, dâng hiến. Họ ghét những màn thăm dò, đoán ý, chiều lòng, cho đến kể khổ, làm nũng, ỷ lại, mè nheo. Thường thì họ cũng hơi ngán trẻ con, trừ lúc chúng nó ngoan và không thấy mình có nhiều cái gọi là bản năng làm mẹ trong truyền thuyết. Nói chung, họ gặp khó khăn khi phải khắc phục, điều chỉnh, sửa chữa thái độ và cách tương tác trong các mối quan hệ quan trọng. Thường sẽ chạy lấy người khi người khác cần sự khích lệ, an ủi, nâng đỡ tinh thần của họ nhất. Dễ có trục trặc trong nhân sinh quan.
Tin tốt là, con người sau khi sinh ra và lớn lên, ít nhất sẽ tích lũy được cho mình 2 loại sức mạnh, một số bẩm sinh đã có cả 3 loại, ví dụ như Đức Phật. Tin xấu là, rất có thể 2 loại sức mạnh đã tích tụ được kia ở một người có một loại hơi bị yếu, ở một số trường hợp, cả 2 loại đều hơi bị yếu. Nhưng thôi thì, méo mó có hơn không.
Tôi gọi 3 dạng sức mạnh nội tại này là 3 năng lượng gốc, tuy nhiên đây là định nghĩa riêng, xin đừng nhầm lẫn cách gọi này với định nghĩa năng lượng gốc của các tông phái thiền năng lượng và khí công.
Năng lượng gốc của một người khi đã có mặt thì có thể bồi dưỡng, tăng cường thêm bằng cách thường xuyên cố gắng sử dụng, không lười nhác bỏ bê. Ngược lại việc từ bỏ nỗ lực phát triển năng lượng gốc của mình và đặt gánh nặng lên người khác sẽ khiến sức mạnh tự thân thui chột. Theo dòng chảy của vận khí, trong đời một người vẫn sẽ có cơ hội để sử dụng cả 3 dạng năng lượng kể trên, tuy nhiên, loại năng lượng vốn không có trong hệ thống năng lượng gốc kia chỉ có thể vận dụng, bồi dưỡng, phát huy được trong thời khoảng vận trình có nó. Đặc điểm của nó là đột ngột xuất hiện như thể một bước ngoặt về nhận thức, sau đó cũng đột ngột biến mất không báo trước tiếng nào.
Loại năng lượng đầu tiên được bồi dưỡng bằng cách sống trong đời sống.
Loại năng lượng thứ 2 được bồi dưỡng nhờ thiền quán.
Loại năng lượng thứ ba được bồi dưỡng nhờ thiền định.
Chỉ có loại năng lượng đầu tiên giúp trả lời câu hỏi làm gì để không chết đói. Hai loại sau chủ yếu phụ trách trả lời câu hỏi làm thế nào để thoát khổ.
Tóm lại, muốn hạnh phúc cũng được, muốn thoát khổ cũng thế. Cứ sống được đã rồi lại tính.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)